DHB Design chia sẻ những nguyên tắc bố trí từng thiết bị vệ sinh để có được không gian phòng tắm có bồn tắm khoa học và hài hòa nhất!
Với những không gian nhà vệ sinh có thiết kế bồn tắm, việc bố trí các thiết bị vệ sinh khéo léo sẽ góp phần mang lại không gian hiện đại, tinh tế và bắt mắt. Vậy nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh có bồn tắm cụ thể như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết sau đây!
1. Nguyên tắc bố trí thiết bị vệ sinh đối với nhà vệ sinh có bồn tắm
1.1 Bố trí sen tắm
Sen tắm cần được đặt ở vị trí cuối phòng tắm. Nếu có thiết kế không gian phòng tắm kính có thể đặt vòi sen ở góc nhà tắm. Phòng tắm kính có chứa vòi hoa sen cần được thiết kế để có hướng mở ra bên ngoài. Từ đó đảm bảo độ thuận tiện và khoa học khi sử dụng.


1.2 Bố trí bồn cầu
Riêng với những không gian nhà vệ sinh có bồn tắm, thông thường diện tích nhà vệ sinh thuộc tầm trung hoặc rộng. Nhờ đó bạn có thể thiết kế đặt bồn cầu tại vị trí cách lavabo rửa mặt tối thiểu 50cm. Khoảng cách từ bồn cầu đến hệ thống ống thoát nước tối thiểu 76 cm.




1.3 Bố trí bồn rửa mặt
Bồn rửa mặt có thể đặt tại vị trí cạnh cửa ra vào để đảm bảo tính thuận tiện và tạo sự bắt mắt cho không gian phòng tắm. Loại lavabo bạn lựa chọn nên ưu tiên các mẫu có viền bo tròn để tránh gây ra các tổn thương không đáng có khi sử dụng.











1.4 Bố trí bồn tắm
Tuỳ vào diện tích không gian phòng tắm sẽ quyết định vị trí đặt bồn tắm cao cấp phù hợp nhất. Nếu nhà vệ sinh có diện tích tầm trung có thể đặt bồn tắm ở cuối phòng hoặc cạnh tường để tối ưu hoá diện tích.
Tuy nhiên, nếu phòng tắm có diện tích lớn có thể đặt bồn tắm ở trung tâm, tạo điểm nhấn cho toàn bộ căn phòng.
1.5 Bố trí điện
Nhà vệ sinh là nơi luôn tiếp xúc với nước và có độ ẩm cao, đây là môi trường dễ xảy ra chập cháy hoặc có khả năng truyền dẫn điện cao. Do vậy, việc bố trí và lắp đặt hệ thống đường dây điện cần được đảm bảo độ an toàn.
Đầu tiên, bạn cần đảm bảo toàn bộ ổ điện được đặt cách mặt sàn hoặc những nơi chứa nước tối thiểu 182cm, được trang bị GFCI. Tại lối đi vào nhà tắm trang bị tối thiểu 1 công tắc điện để điều khiển toàn bộ hệ thống điện trong nhà tắm.
1.6 Bố trí thông gió
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp và có thể gây ra những mùi khó chịu trong quá trình sử dụng.
Do đó, bạn cần lắp đặt hệ thống quạt thông gió đi kèm cửa sổ nhỏ nhằm đảm bảo sự thông thoáng, khô ráo cho căn phòng.
Cửa sổ nên có diện tích khoảng 0,3 đến 0,5 m2.



1.7 Bố trí máy sấy tay
Với những gia đình muốn tạo độ hoàn hảo và tăng sự tiện nghi cho không gian phòng tắm, bạn có thể lắp đặt thêm máy sấy tay. Máy sấy tay phòng vệ sinh sẽ đảm bảo tính vệ sinh, an toàn và hạn chế việc nhiễm bệnh cho cả gia đình.
Máy sấy tay có thể đặt ở vị trí cạnh lavabo rửa mặt hoặc tại mặt tường cạnh cửa ra vào để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
Bạn có thể tham khảo giá máy sấy tay nhà vệ sinh chi tiết để lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp nhất với không gian phòng tắm kèm bồn tắm của mình nhé
2. Mẫu thiết kế nhà vệ sinh có bồn tắm đẹp và hiện đại
Hiện nay, bồn tắm không chỉ đóng vai trò mang lại những phút giây thư giãn cho người sử dụng mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ và vẻ đẹp cho không gian nhà vệ sinh. Một trong những loại bồn tắm được ưa chuộng hiện nay đó là bồn tắm cao cấp nhập khẩu TOTO.























Nổi bật với tính đa dạng về mẫu mã, và các tính năng đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, bồn tắm TOTO luôn được đông đảo hộ gia đình tin dùng. Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh sử dụng bồn tắm TOTO bạn có thể tham khảo.
Thiết kế nhà vệ sinh theo phong cách tối giản và hiện đại với bồn tắm đặt sàn
Bồn tắm Massage được xây tường rất ưa chuộng trong những phòng tắm cao cấp
Nhà tắm cao cấp với thiết kế hiện đại cho kiểu bồn tắm xây
Có thể thấy rằng những không gian nhà tắm có lắp đặt bồn tắm đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc bố trí nhà vệ sinh có bồn tắm. Tất cả cần đảm bảo tính khoa học, hợp với tổng thể phong cách thiết kế. Từ đó, tạo nên một không gian hài hòa, đáp ứng đầy đủ công năng và trở thành nơi thư giãn hiệu quả của cả gia đình.