Ở Việt Nam gạo hết sức gần gũi thân thuộc, vì vậy Tranh Gạo có giá trị nghệ thuật và văn hoá đậm nét Việt, những bức tranh gạo thường được làm quà tặng, qùa biếu.
Cùng DHB Design tìm hiểu bài viết Tranh Gạo Là Gì? Quy Trình Làm Tranh Gạo Như Thế Nào?
Tranh gạo được xem là một dòng tranh độc đáo và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Tuy nhiên, một số bộ phận nhỏ chưa thật sự hiểu rõ về dòng tranh này, nhất là các bạn trẻ.
Vậy tranh gạo là gì? Quy trình làm tranh gạo diễn ra như thế nào?
Chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá nhé.
Tranh gạo là gì?
Tranh gạo là một loại tranh nghệ thuật độc đáo được sáng tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tài hoa.
Đây là kiểu tranh bình dị, thân thuộc với người dân Việt Nam bởi chúng có chất liệu chính là các hạt gạo trong thiên nhiên.
Những đề tài được các nghệ nhân ưu ái đưa vào tranh gạo thường liên quan đến phong cảnh, kiến trúc, chân dung hay những hình ảnh liên quan đến quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Nguồn gốc của tranh gạo
Ban đầu, tranh gạo được nhiều người biết đến là một trong những dòng tranh hội họa cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Tranh gạo của người Ấn Độ chủ yếu sử dụng các màu sắc từ thiên nhiên.
Ban đầu người nghệ nhân sẽ sử dụng ngón tay để vẽ bột trên giấy hoặc vải để tạo thành những chi tiết hoa văn của bức tranh.
Tiếp theo sau đó sử dụng những hạt gạo để đính lên trên, tô điểm thêm cho tác phẩm của mình.
Theo thời gian, cùng với sự du nhập của các nền văn hoá khác trên thế giới, tranh gạo được du nhập vào Việt Nam và được biến tấu một cách độc đáo, sáng tạo.
Bằng những kiến thức mỹ thuật đã tích lũy được trong quá trình học hỏi, người Việt Nam đã cải tiến, biến tấu cho ra dòng tranh gạo hoàn toàn mới mẻ.
Dòng tranh này được sáng tạo dựa trên cơ sở từ tranh gạo của Ấn Độ.
Hiện nay, các mẫu tranh gạo đang được bày bán trên thị trường và lấy chất liệu chính là các loại gạo có nguồn gốc từ Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của dòng tranh gạo len
Các dòng tranh gạo hiện nay sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, khác hẳn so với những dòng tranh khác được bày bán trên thị trường.
-Nguyên liệu: chất liệu chủ đạo của dòng tranh này là các hạt gạo được lựa chọn tỉ mỉ, sau đó được đem rang, sấy khô và pha thêm màu để bảo đảm được tuổi thọ và hiệu ứng thẩm mỹ mà nó mang lại.
-Đa năng: dòng tranh này có tính thẩm mỹ cao nên có thể sử dụng để làm chi tiết trang trí cho nhiều không gian khác nhau, từ phòng khách, phòng bếp cho đến các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,…
-Kỹ thuật: dòng tranh gạo đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật phức tạp, chúng đòi hỏi người nghệ nhân phải thật khéo léo tỉ mỉ trong các khâu dựng tranh.
-Màu sắc: chủ yếu sử dụng các tông màu trầm ấm, thể hiện sự bình dị, mộc mạc và mang một chút màu sắc hoài niệm.
-Bố cục và tỷ lệ được sắp xếp một cách hợp lý phối hợp hài hòa với màu sắc của bức tranh.
-Thời gian sử dụng: tranh gạo có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài, thường là từ 8 đến 10 năm nếu khách hàng biết cách bảo quản.
-Chủ đề: thường là tranh chân dung, phong cảnh, tĩnh vật,…
-Kích thước tranh: đa dạng, phong phú, có thể thay đổi linh hoạt dựa theo yêu cầu của khách hàng.
-Chi phí: giá thành hợp lý và sẽ có sự thay đổi dựa vào những yếu tố như mức độ phức tạp, kích thước tranh,…
Làm tranh gạo len cần sử dụng những nguyên liệu nào?
Như đã nói ở trên, nguyên liệu chính để tạo nên bức tranh gạo đầy nghệ thuật chính là các hạt gạo Việt Nam được tuyển chọn một cách cẩn thận.
Những hạt gạo này phải trò, đều và được trồng, được thu hoạch tại Việt Nam.
Hiện nay, trong quá trình làm tranh gạo các nghệ nhân thường sử dụng 3 loại gạo, mỗi loại gạo lại có vai trò và được sử dụng cho những chi tiết khác nhau trên cùng một bức tranh.
-Gạo nếp: được sử dụng để khắc họa những chi tiết to và rộng
-Gạo tẻ: thường dùng để khắc họa những chi tiết nhỏ, mảnh
-Gạo tấm: dùng để khắc họa những chi tiết nhỏ và giúp cho bức tranh có được độ mịn nhất định.
-Ngoài ra, trong quá trình dựng tranh người nghệ nhân còn sử dụng nhiều loại gạo khác, trong đó có gạo huyết rồng là được dùng nhiều hơn cả.
Điểm đặc sắc ở các bức tranh gạo đó là các hạt gạo có màu sắc sẽ cần trải qua quá trình rang, sấy ở mức nhiệt độ khác nhau để tạo được sắc độ màu sắc khác nhau.
Khác với những dòng tranh khác, tranh gạo không sử dụng bất cứ hóa chất hay màu nhuộm nào để tạo nên màu sắc của bức tranh.
Cho đến thời điểm hiện tại thì tranh gạo thường sử dụng khoảng 15 đến 20 màu sắc khác nhau, trong đó không có các màu xanh, tím, đỏ, hồng,…
Quy trình làm tranh gạo diễn ra như thế nào?
Quy trình làm tranh gạo len thường sẽ bao gồm 5 bước.
Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu làm tranh
Các loại gạo thường được chọn để làm tranh là gạo nếp, gạo tẻ, gạo tấm, gạo huyết rồng,…
Những hạt gọn này cần phải thon, dài, hạt mẩy và đồng đều nhau.
Tuyệt đối không sử dụng những hạt gạo bị hỏng, mốc, mối mọt bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của tranh và rất dễ vỡ trong quá trình dựng tranh.
Các nguồn gạo làm tranh trên thị trường hiện nay rất phong phú, khách hàng có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng, đại lý bán gạo.
Bước 2. Xử lý gạo
Sau khi đã chọn được các loại gạo đáp ứng theo yêu cầu, chúng ta sẽ tiến hành rang, sấy gạo.
Chức năng chính của việc này chính là tạo thêm màu sắc để khắc họa bức tranh một cách chân thực nhất.
Trải qua quá quá trình rang, sấy gạo, hạt gạo ban đầu sẽ dần chuyển nâu, đó cũng là lý do vì sao mà các bức tranh gạo thường lấy màu nâu làm màu chủ đạo.
Sở dĩ, các nghệ nhân thường lựa chọn phương pháp rang, sấy mà không sử dụng phẩm màu, hóa chất công nghiệp là bởi làm như vậy thì màu sắc của tranh sẽ bền hơn và có thể sử dụng trong thời gian lâu hơn.
Một lưu ý nhỏ trong quá trình rang gạo, đó là cần sử dụng loại bếp mini và để lửa nhỏ để hạn chế tối đa tình trạng cháy gạo.
Bước 3. Vẽ phác thảo tranh
Các nghệ nhân thường sẽ phác thảo tranh trên chất liệu là các mảnh giấy cứng hoắc các tấm gỗ mỏng.
Dựa vào những yêu cầu mà khách hàng đưa ra người nghệ nhân sẽ tiến hành phác thảo tranh cẩn thận để việc khảm gạo lên tranh diễn ra dễ dàng hơn.
Đối với những người mới bắt đầu học làm tranh gạo thì nên lựa chọn những mẫu tranh tối giản, không có quá nhiều chi tiết phức tạp.
Bước 4. Khảm gạo lên bản vẽ đã được phác thảo
Ở công đoạn này, người nghệ nhân thường sẽ dùng keo sửa để đổ lên bề mặt tranh vẽ đã được phác họa trước đó.
Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn rất cao. Bạn phải lựa chọn màu sắc phù hợp và khảm đúng vào vị trí keo đã được đổ trên bản phác thảo.
Các yếu tố như hình khối, bố cục, màu sắc, tỉ lệ cần phải đạt được sự cân đối và hài hòa, các hạt gạo phải được sắp xếp khít với nhau.
Lưu ý, khi tiến hành khảm gạo lên tranh, cần phải bắt đầu từ những chi tiết chính trước rồi mới đến các chi tiết phụ.
Sau khi hoàn thiện, thì cần đổ thêm một lớp keo 502 lên trên để các hạt gạo kết dính với nhau chắc chắn hơn.
Bước 5. Hoàn thiện bức tranh
Sau khi keo trên bề mặt tranh đã khô, người nghệ nhân sẽ đem phơi tranh ngoài nắng để khử hoàn toàn độ ẩm còn lại trên tranh.
Sau đó tiến hành đóng khung và xử lý thêm hóa chất để tránh tình trạng tranh bị mối mọt.
Một số mẹo bảo quản tranh gạo len
-Treo tranh tại những nơi khô ráo, tránh những nơi âm u, ẩm thấp.
-Vệ sinh tranh thường xuyên bằng cách sử dụng khăn ẩm lau nhẹ qua bề mặt bên ngoài.
-Không để tranh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài.
-Mua tranh tại những cửa hàng, phòng tranh uy tín, chất lượng.
Một số mẫu tranh gạo len được nhiều người yêu thích nhất hiện nay.
Tranh gạo khắc họa chân dung
Tranh gạo khắc họa phong cảnh
Tranh gạo nghệ thuật
Tranh gạo kiến trúc
Kết luận:
Tranh Gạo được phát triển trở thành một loại tranh nghệ thuật, sáng tạo độc đáo, bình dị. Tranh gạo được làm từ những hạt gạo thiên nhiên bé nhỏ kết hợp với đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo ra.
Những bức tranh gạo đẹp như chân dung, kiến trúc, phong cảnh, v.v. mang hình ảnh quê hương đất nước, con người Việt Nam